Bổ trợ kiến thức Java cơ bản cho khóa học android (phần 1)

Để bắt đầu một khóa hoc lập trình android cơ bản, thì điều đầu tiên bạn nên chuẩn bị đó là những kiến thức sơ đẳng về Java.  Nếu bạn đã có những kiến thức cơ bản thì viêc tiếp thu kiến thức mới sẽ rất dễ dàng. Còn đối với những ai chưa có kiến thứ nền thì chúng tôi xin giới thiệu sơ lược một số vấn đề cơ bản bạn nên tìm hiểu.
Java được biết đến như một ngôn ngữ hướng đối tượng (OOP), những không phải bất cứ cái gì cũng đều là hướng đối tượng. Bước đầu tiên bạn phải hiểu đối tưởng là gì, vì nó là khái niệm cơ bản của OOP.
Một đối tượng là một gói mã lệnh độc lập, có khả năng tự hiều và có thể nói cho các đối tượng khác về chính nó. Một đối tượng có các thành phần dữ liệu và các phương thức, chính là những yêu cầu mà nó biết trả lời. Tập hợp các phương thức mà một đối tượng biết trả lời được gọi là giao diện (interface) của đối tượng.
Các nguyên tác cơ bản của một đối tương:
– Tính trừu tượng: đây là khả năng của chương trình bỏ qua hay không bỏ qua một số khía cạnh của thông tin mà nó đang trực tiếp làm việc, nghĩa là nó có khả năng tập trung vào những cốt lõi cần thiết. Mỗi đối tượng phục vụ như là một “động tử” có thể hoàn tất các công việc một cách nội bộ, báo cáo, thay đổi trạng thái của nó và liên lạc với các đối tượng khác mà không cần cho biết làm cách nào đối tượng tiến hành được các thao tác.
– Tính đóng gói và che giấu thông tin: Tính chất này không cho phép người sử dụng các đối tượng thay đổi trạng thái nội tại của một đối tượng. Chỉ có các phương thức nội tại của đối tượng cho phép thay đổi trạng thái của nó. Việc cho phép môi trường bên ngoài tác động lên các dữ liệu nội tại của một đối tượng theo cách nào là hoàn toàn tùy thuộc vào người viết mã.
– Tính đa hình: Thể hiện thông qua việc gửi các thông điệp. Việc gửi các thông điệp này có thể so sánh như việc gọi các hàm bên trong của một đối tượng. Các phương thức dùng trả lời cho một thông điệp sẽ tùy theo đối tượng mà thông điệp đó được gửi tới sẽ có phản ứng khác nhau. Người lập trình có thể định nghĩa một đặc tính cho một loạt các đối tượng gần nhau nhưng khi thi hành thì dùng cùng một tên gọi mà sự thi hành của mỗi đối tượng sẽ tự động xảy ra tương ứng theo đặc tính của từng đối tượng mà không bị nhầm lẫn.
– Tính kế thừa: Đặc tính này cho phép một đối tượng có thể có sẵn các đặc tính mà đối tượng khác đã có thông qua kế thừa. Điều này cho phép các đối tượng chia sẻ hay mở rộng các đặc tính sẵn có mà không phải tiến hành định nghĩa lại.
Chúng ta hãy cũng bắt đầu từ những kiến thức cơ bản nhất nhé
1. Biến trong Java
Java cơ bản cho lập trình android
Biến là một vũng nhớ dùng để lưu trữ các giá trị của chương trình. Mỗi biến gắn liền với một kiểu dữ liệu và một định danh duy nhất gọi là tên biến. Tên biến thông thường là một chuỗi ký tự (Unicode), ký số, phải bắt đầu bằng một chữ cái hoặc một dấu gạch dưới hya dấu dolla và không có khoảng trắng ở giữa tên. Trong Java, biến có thể được khai bào ở bất kf nơi nào trong chương trình. Tên biến không được trùng với các từ khóa trong Java (Ví dụ từ khóa : abstract, assert, boolean, break, byte, case, catch, char, class, const, continue, default, do, double, else, enum, extends final, finally, float, for,goto, if , implements , import, instanceof, int, interface, long, native, new, package, private, protected, public, return, short , static, strictfp, super, switch, synchronized, this throw, throws, transient, try, void, volatile, while.)
– Ví dụ:
Tên biến đúng: a , _a, A, _b, _B, $d, hoTen, _giaTri, sinhVien1, sinhVien2.
Lưu ý trong Java phân biệt chữ hoa, chữ thường, vì vậy chúng ta cần lưu ý khi đặt tên cho biến, các đối tượng dữ liệu cũng như các xử lý trong chương trình.
2. Khai báo biến trong Java
Cấu trúc câu lệnh khai báo biến trong Java:   [KIỂU DỮ LIỆU][TÊN BIẾN]
Ví dụ:
Mã:
int giaTri;  // Khái báo biến có tên là “giaTri”, kiểu dữ liệu là int – kiểu số nguyên.
String hoTen;  //Khai báo biến có tên là “hoTen”, kiểu dữ liệu là String – Là một chuỗi ký
Ngoài ra còn có thêm từ khóa (public, private, ….) trước dòng khai báo biến (vd: private String hoTen), phần này mình sẽ nói khi chúng ta sang phần hướng đối tượng trong Java.
– Để gán giá trị cho biến ta chỉ việc dùng cú pháp [TÊN BIẾN] = [GIÁ TRỊ], hoặc gán ngay trong quá trình khai báo ví dụ:
Mã:
int giaTri;
giaTri = 5;
Hoặc
Mã:
int giaTri = 5;
Để in một chuỗi văn bản hoặc giá trị ra màn hình Console ta dùng lệnh dạng như sau:
Mã:
System.out.print(“Giá trị của biến là: ”+ giaTri1 + giaTri2);
//  giaTri1 và giaTri2 là 2 biến đã khai báo và gán giá trị.
3. Giới thiệu các kiểu dữ liệu trong Java
Trong Java óc hai nhóm kiểu dữ liệu, một là kiểu dữ liệu nguyên thủy (dữ liệu cơ sở) và hai là nhóm kiểu dữ liệu mở rộng.
– Kiểu dữ liệu nguyên thủy: byte, char, Boolean, short, int, long, float, double.
-Kiểu dữ liệu mở rộng: Array, class, interface.
Hôm nay chúng ta chỉ tìm hiểu kiểu dữ liệu nguyên thủy:
a. Kiểu số nguyên
Java cơ bản cho lập trình android
Java cơ bản cho lập trình android
b. Kiểu số thực
Java cơ bản cho lập trình android
Java cơ bản cho lập trình android
c. Kiểu dữ liệu ký tự (char)
– Đây là kiểu dữ liệu về kí tự mỗi biến char sẽ có giá trị là một kí tự Unicode.
Ví dụ:  ’a’,’b’, ‘d’,’$’,…
– Chú ý, giá trị để gán cho các biến được đặt trong dấu nháy đơn ‘ ’, không phải là nháy kép “ ” nhé.
Vd:  char kyTu; // Khai báo biến kyTu kiểu char
kyTu = ‘a’; // Gán giá trị biến kyTu là ký tự ‘a’
– Giá trị khởi tạo mặc định của kiểu char là null
d. Kiểu dữ liệu Boolean
– Đây là kiểu dữ liệu chỉ nhận một trong 2 giá trị true hoặc false (đúng hoặc sai)
– Giá trị khởi tạo mặc định của kiểu boolean là false
4. Hằng
Hằng là một giá trị bất biến trong chương trình. Tên hằng được đặt theo quy ước giống như tên biến. Hằng được chia thành các loại:
– Hằng số nguyên: trường hợp giá trị hằng ở dạng long ta thêm vào cuối chuỗi số chữ “l” hay “L”. (ví dụ: 1L, 5L, 3L)
– Hằng số thực: truờng hợp giá trị hằng có kiểu float ta thêm tiếp vĩ ngữ “f” hay “F”, còn kiểu số double thì ta thêm tiếp vĩ ngữ “d” hay “D”.
– Hằng Boolean: java có 2 hằng boolean là true, false.
– Hằng ký tự: là một ký tự đơn nằm giữa nằm giữa 2 dấu ngoặc đơn.
-Hằng chuỗi: là tập hợp các ký tự được đặt giữa hai dấu nháy kép “ ”. Một hằng chuỗi không có ký tự nào là một hằng chuỗi rỗng.
Cú pháp khai báo hằng: [FINAL] + [KIỂU DỮ LIỆU] + [TÊN HẰNG] = GIÁ TRỊ CẦN GÁN
Ví dụ: final int NAM_SINH = 1992.

0 nhận xét:

Copyright © 2013 ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH TẠI HÀ NỘI and Blogger Templates - Anime OST.